Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Người Hàn Quốc Dán Câu Đối Đỏ Lên Cửa Vào Thời Khắc Lập Xuân

Câu đối Xuân vốn có nguồn gốc từ phong tục treo bùa gỗ đào trước cửa của Trung Hoa vào mỗi khi Tết đến. Trước đây, người ta thường vẽ hình môn thần Thần Đồ – 神荼 và Úc Luỹ – 郁垒 lên 2 mảnh gỗ đào, treo lên hai cánh cửa để trừ tà, sau đổi sang thành viết tên hai thần rồi treo lên. Tuy nhiên, cách biểu đạt bằng mấy chữ như vậy hết sức nghèo nàn, người ta lại thay bằng cách viết nhiều chữ lên hai mảnh gỗ đào trên cửa, phản ánh đầy đủ tâm nguyện của gia chủ khi xuân đến.
Du lịch Hàn Quốc vào dip tết đến xuân về này du khách sẽ được thấy phong tục cổ truyền của người dân ở nơi này. Vì Tết âm ở Hàn Quốc giống với Việt Nam. Nên mỗi khi Tết đến, người dân lại dán câu đối lên cửa, cầu mong trong năm mới những điều tốt đẹp ghi trong câu đối sẽ thành hiện thực. Câu đối được gọi là thư pháp lập xuân, hoặc chữ dán lập xuân… Thời cổ, phong tục chơi câu đối ở Hàn bắt nguồn từ tầng lớp quý tộc và có quyền lực trong xã hội, sau này mới phổ biến trong toàn dân.
Người Hàn Quốc Dán Câu Đối Đỏ Lên Cửa Vào Thời Khắc Lập Xuân - Ảnh 1
Nội dung câu đối có loại một câu, có loại có câu đối, hiện nay thường hay dùng nhất là câu “Lập xuân đại cát, kiến dương đa khánh”.
Thời gian treo câu đối rất được chú trọng ở Hàn Quốc. Vào đúng ngày lập xuân, đúng vào giờ khắc bắt đầu lập xuân, các câu đối sẽ được trân trọng treo lên trước cửa nhà. Ngày nay không ít người quan niệm rằng cứ mùng 1 âm lịch là tính bắt đầu năm mới. Tuy nhiên các sách về Tứ Trụ ở Hàn Quốc thì luôn cho rằng lập xuân mới là thời điểm chính xác đón năm mới.
Ở Hàn Quốc, một năm mọi người có hai thời điểm chúc nhau năm mới may mắn, một là vào đầu năm dương lịch, hai là vào lúc lập xuân. 
Theo Zing

0 nhận xét:

Đăng nhận xét