Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Trung Thu Của Hàn Quốc - Chuseok

Trung Thu của hàn Quốc - Chuseok

Du Lịch Hàn Quốc - Chuseok còn gọi là Jungchu là ngày Tết trung thu, đóng vai trò là ngày lễ tạ ơn của người Hàn Quốc và Triều Tiên, đây là ngày tết lớn thứ hai trong năm và ngày nghỉ lễ quốc gia, thường được tổ chức vào những đêm trước ngày rằm, kết thúc sau ngày 15-8 âm lịch.
Trung Thu của hàn Quốc - Chuseok
Lễ Chuseok có từ thời Gabae, thời kì trị vì của các vị vua thuộc vương quốc Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935). Vị vua đời thứ III ở Silla, Yuri (24-27) là người đầu tiên đã tổ chức ngày lễ Chuseok với ý nghĩa ban đầu chỉ là một cuộc thi tài.[4] Theo truyền thuyết, vào thời Gabae, trong thời gian từ 16-7 đến 14-8, phụ nữ của kinh thành được chia thành nhiều đội để dệt quần áo. Đội nào dệt được nhiều quần áo nhất sẽ chiến thắng, được đội thua chiêu đãi một bữa tiệc với đầy đủ các món ăn và rượu. Chuseok còn có tên gọi khác là Hangawi. Từ "Han" có nghĩa là lớn và "gawi" có nghĩa là ngày rằm Tháng 8.
Chuseok là một trong những ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc, đây là ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu trong năm và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ hơn nữa. Đây cũng là ngày sum họp đoàn tụ của các gia đình, là dịp những người Hàn đang sinh sống, học tập, làm việc xa nhà trở về với gia đình cùng trò chuyện, ăn uống và hưởng thụ những thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm.
Việc quan trọng nhất trong lễ Chuseok là việc thể hiện lòng tôn kính, hiếu thảo với tổ tiên đó là nghi thức beolcho và seongmyo. Vào ngày Chuseok, các gia đình sẽ đến phần mộ của tổ tiên mình, cắt cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, họ sẽ dâng cúng tổ tiên một mâ lễ bao gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ.
Sau đó mọi người trở về và tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ. Khi cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để hưởng thụ những thành quả của mình, ăn những món ăn đặc trưng của lễ Chuseok.
Songpyeon là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok. Một loại bánh được làm bằng bột gạo có hình nửa mặt trăng và có rất nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi. Loại quả không thể thiếu vào ngày này là quả hồng. Hồng Hàn Quốc có hình tròn dẹt, ăn rất giòn và ngọt, đặc biệt không hề chát ngay cả khi quả chưa chín. Ngoài ra một trong những đồ uống không thể thiếu được trong ngày Chuseok, đó là rượu truyền thống baekju (rượu trắng).
Trung Thu của hàn Quốc - Chuseok
Các trò chơi trong dịp lễ Trung Thu
Múa ganggangsullae
Vào dịp Chuseok, điệu múa ganggangsullae là một trong những trò chơi tiêu biểu. Cách thức của trò chơi này là các cô gái sẽ mặc những bộ hanbok rồi tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa. Trong xã hội nông nghiệp, trăng rằm được coi là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, rất tương đồng với chức năng và biểu tượng sinh sản, gieo mầm và phát triển sự sống của người phụ nữ. Bởi thế, ngày mãn nguyệt (ngày trăng tròn) còn được ví như người phụ nữ đến kỳ khai hoa nở nhụy. Trò chơi ganggangsulae trong ngày rằm thể hiện sự thăng hoa, là bài ca về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ.

Múa văn nghệ trong ngày Chuseok
Juldarigi là trò chơi phổ biến dành cho tất mọi lứa tuổi. Các đội sẽ được phân chia đồng đều về số người, giữa các thôn xóm, các làng cũng có thể chia đội với nhau để thi thố. Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian thi càng kéo dài. Tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười và những khuôn mặt hăng say lấp lánh mồ hôi khiến cho bầu không khí của ngày Tết Chuseok thêm rộn ràng, vui nhộn.
Trung Thu của hàn Quốc - Chuseok
Trò đấu vật
Môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ Chuseok là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Trên bãi cỏ hoặc bãi cát, cuộc thi đấu sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng được tôn vinh là jangsa (tráng sĩ) và sẽ được nhận từ dân làng vải vóc, gạo hay con bê làm giải thưởng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét